Chi phí cho việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại Đà Nẵng vô cùng lớn. Chính vì thế các chủ nhà thường muốn tìm hiểu thật rõ ràng về những lợi ích việc lắp đặt điện mặt trời cho gia đình. Dưới đây Trần Thị sẽ giải đáp những câu khỏi mà đa số các chủ nhà đều thắc mắc
1. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI ĐÀ NẴNG
1, Điện được tạo ra nhiều nhất vào thời điểm nào?
- Trong một ngày thì điện bắt đầu được tạo ra từ 6h sáng đến 5h30 chiều ( từ khi bình minh đến khi tắt hết nắng)
- Từ 6h sáng đến 9h sáng, 3h chiều đến 5h30 chiều là lúc tạo ra điện năng ít nhất
- Từ 9h sáng đến 3h chiều là lúc tạo ra điện năng nhiều nhất.
- Từ 5h30 chiều đến 6h sáng gần như không tạo ra điện năng
2, Mùa nào trong năm tại Đà Nẵng tạo ra nhiều điện nhất?
- Tại Đà Nẵng được chia ra gần như hai mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Mùa đông bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch thì tạo ra ít điện năng nhất vì mùa này thường mưa nhiều và gió lạnh
- Mùa nắng thường bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 8 âm lịch hằng năm. Đây là mùa tạo ra điện năng và đạt cực đỉnh và những tháng mùa hè như tháng 6,7,8 âm lịch
3, ở Đà Nẵng nếu lắp 1kw thì mỗi ngày tạo ra bao nhiêu kw điện( chữ điện)?
- Trung bình chia đều cho các tháng mùa mưa và mùa nắng thì mỗi ngày mỗi kw tạo ra 4 chữ điện( nếu hộ gia đình lắp 3kw thì mỗi ngày tạo ra 12 chữ điện)
Lượng điện được chia đều cho cả mùa mưa và mùa khô
4, Nếu tôi đi làm cả ngày thì số điện tạo ra sẽ đi về đâu?
- Nếu bạn đi làm cả ngày không tiêu thụ điện. Thì số điện bạn tạo ra qua công tơ điện hai chiều và điện lực Đà Nẵng sẽ mua lại của bạn với giá 1934đ/kw (6/4/2010 thủ tướng đã ký quyết định mua điện của người dân)
5, Nếu buổi tối không có điện năng lượng mặt trời thì nhà tôi có bị gián đoạn việc sinh hoạt như việc sử dụng quạt, tủ lạnh, ti vi hay không?
- Hoàn toàn không khi bạn lắp đặt điện năng lượng mặt trời thì chúng tôi đã kết nối song song hệ thống điện nhà bạn với điện lưới quốc gia. Trong trường hợp buổi tối không có điện mặt trời bạn vẫn có thể xài điện lưới quốc gia bình thường, không bị ngắt gián đoạn giống
6, Hộ gia đình thì cần lắp bao nhiêu kw?
- Thông thường hộ gia đình thì bạn chỉ nên lắp từ 3 đến 5 kw là dư dã( tạo ra từ 12 đến 20 chữ điện / ngày)
7, Tôi cần bao nhiêu diện tích sàn để lắp hệ thống 3kw?
- Để lắp 3kw bạn cần khoản 23 m2 sàn sân thượng hoặc mái tôn, mái ngói
8, Pin năng lượng bảo hành bao lâu và thời hạn sử dụng như thế nào?
- Pin năng lượng do trần thị phân phối bảo hành 10 năm thời hạn sử dụng từ 15 đến 30 năm
9, Inverter bảo hành bao lâu và thời hạn sử dụng như thế nào?
- Inverter bảo hành 5 năm và thời hạn sử dụng 9 năm
10, Làm sao tôi có thể kiểm soát được điện tạo ra 1 ngày?
- Sau khi đấu nối và lắp đặt xong Trần Thị sẽ hướng dẫn bạn và đặt và sử dụng phần mềm quản lý trên điện thoại của bạn. Bạn có thể kiểm tra ngày hôm nay hệ thống tạo ra bao nhiêu điện tháng này tạo ra bao nhiêu điện
11, Bao nhiêu lâu thì tôi thu hồi vốn đầu tư?
- Vốn đầu tư tùy thuộc vào , inverter và giàn giáo để đỡ tấm pin. Thông thường đối với nhà dân thì hệ thống hòa vốn từ 3 đến 5 năm
12, Giá 1kw điện trung bình là bao nhiêu?
- Giá 1 kw điện hệ thống điên mặt trời tại Đà Nẵng là 17 triệu: ( giá này có thể lên hoặc xuống tùy thuộc vào giàn giáo đỡ tấm pin. Dàn mái bằng thì rẻ hơn so với làm giàn mái tôn hoặc trên mái ngói)
2. BẢNG GIÁ LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI HỘ GIA ĐÌNH
Trần Thị xin đưa ra bảng giá lắp đặt điện mặt trời hộ gia đình dưới đây. Để quý khách hàng tiện tính toán và ước lượng chi phí cho hệ thống điện mặt trời nhà mình
a) Đối với mái bằng, sân thượng
Đối với mái bằng của sàn sân thượng, và nha bạn có một vị trí sân thượng cao không bị che bắt ánh nắng tốt. Thì chỉ cần dùng v lỗ làm giá đỡ tấm pin bằng với thành sân thượng thì chi phí khoảng 18 triệu/1kw
Lắp thấp hơn hoặc ngang bằng thềm sân thượng
b) Mái tôn
Đối với mái tôn chỉ cần dùng v lỗ cố định tấm pin sát với mái tôn và chọn đùng hướng nắng là được nên chi phí khoảng 19 triệu/1kw
Lựa chọn vị trí đặt tấm pin phải đón nắng tốt nhất
c) Mái bằng, đưa tấm pin lên cao 4m
đối với sân thượng mái bằng nhưng vì khuất ánh nắng buộc chủ nhà phải lắp tấm pin cao cách mặt đất khoảng 4m. Thì Trần Thị sẽ dùng sắt hộp để đảm bảo độ chắc chắn chi phí khoảng 22 triệu/1kw
Sân thượng khuất ánh nắng phải dùng giàn đưa lên cao
d) Mái ngói, vị trí lắp đặt khó
Mái ngói là vị trí lắp đặt khó khăn nhất. Vì nếu không cẩn thận có thể làm bể ngói chi phí lắp đặt dự trù 25 triệu/1kw
Lắp tấm pin trên mái ngói phải dùng những thiết bị chuyên dụng
Ghi chú:
- Đơn giá trên đã bao gồm thi công lắp đặt, hướng dẫn cài phần mềm tính toán điện, làm hợp đồng mua bán điện với điện lực
- giá có thể chênh lệch lênh một chút nếu chủ nhà muốn thay đổi sản phẩm làm giá đỡ tấm pin
- Tấm pin bảo hành 10 năm :
- 4 – 5 năm thu hồi vốn
- Inverter: bảo hành 5 năm
- Tạo ra 4 chữ điện trên ngày
Video giới thiệu những lợi ích khi lắp đặt điện mặt trời
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.